10 “chiêu thả thính” khách hàng tiềm năng cho nhân viên kinh doanh

Việc giữ chân các khách hàng tiềm năng luôn là một bài toán khó đối với nhân viên kinh doanh. Bởi vậy, nhân viên kinh doanh cần sử dụng “chiến thuật” nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn nhằm cải thiện doanh số bán hàng.

Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về 10 “chiêu thả thính” khách hàng tiềm năng cho nhân viên kinh doanh nhé.

Nhân viên kinh doanh tìm việc cần lưu ý những chiến thuật hữu ích của nghề

1.     Hiểu đúng về “khách hàng tiềm năng”

Khách hàng tiềm năng là những đối tượng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp sau hoạt động tìm tiếp thị và quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Bởi vậy, nhân viên kinh doanh cần phân biệt giữa khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để thiết lập và thực hiện chiến thuật tìm kiếm và thuyết phục khách hàng tiềm năng tin dùng sản phẩm/ dịch vụ công ty cung cấp.

Bên cạnh đó, việc hiểu đúng khái niệm về “khách hàng tiềm năng” đánh dấu thành công trong khâu nghiên cứu thị trường, đặt tiền đề cho chiến dịch tiếp thị và quảng bá thương hiệu của sản phẩm.

2.     Tận dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng cho phép chuyên viên kinh doanh cập nhật các thông tin trong suốt vòng đời của khách hàng như thông tin cá nhân và các sản phẩm khách hàng sử dụng.

Điều này giúp ích cho hoạt động tư vấn và giải đáp các thắc mắc và câu hỏi của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời, phần mềm này cũng giúp ích cho việc cập nhật các thông tin thay đổi về sản phẩm cũng như chương trình khuyến mại hấp dẫn cho khách hàng tiềm năng.

3.     Kiểm soát thông tin về sản phẩm

Các khách hàng đều đã nghe thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo hay thậm chí qua lời kể của người thân và bạn bè,… Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát các tin đồn gây hiểu lầm và giải tỏa các nghi ngờ của khách hàng trước các tin đồn đó.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ các “khung giờ vàng” để chủ động điện thoại hay cập nhật các tương tác trên mạng xã hội để khách hàng cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe chính xác những tư vấn của bạn về sản phẩm.

4.     Tương tác thường xuyên với khách hàng tiềm năng

Nhân viên kinh doanh cần để điện thoại và mạng xã hội của bạn ở chế độ bật thông báo để sẵn sàng tiếp nhận phản hồi của khách hàng. Điều này giúp bạn có được sự tin tưởng tuyệt đối từ họ và gia tăng khả năng cạnh tranh với công ty đối thủ.

Hãy nhớ rằng, chỉ cần bạn thờ ơ với bất cứ câu hỏi nào của khách hàng, họ sẽ không ngần ngại “chạy sang sạp hàng kế bên” để tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời.

5.     Chăm sóc khách hàng tiềm năng

Nhân viên kinh doanh cần cẩn trọng trong việc chăm sóc các khách hàng tiềm năng như tìm hiểu các thông tin về sở thích, nhu cầu và khả năng tài chính,…

Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng cần xây dựng mối quan hệ thân thiết với các khách hàng bằng việc trở thành “chuyên viên tư vấn” của họ mọi lúc, mọi nơi để kịp thời giúp họ hiểu toàn diện thông tin về sản phẩm và những câu hỏi liên quan đến sản phẩm.

6.      Nhân viên kinh doanh hứng thú với các thông tin về khách hàng

Càng nắm rõ thông tin về khách hàng, nhân viên kinh doanh càng có động lực để làm việc với 200% năng lượng chăm sóc khách hàng tiềm năng. Nhân viên kinh doanh sẽ cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày hỏi khách hàng: “Điều gì khiến bạn lựa chọn sản phẩm của công ty?” hay “Tại sao sản phẩm của chúng tôi lại quan trọng với bạn?”.

 

 

Tìm hiểu thông tin khách hàng là cần thiết để có dịch vụ chăm sóc tốt nhất

7.     Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua đối thủ cạnh tranh

Nhân viên kinh doanh tag tên của đối thủ vào sản phẩm của công ty trên mạng xã hội sẽ khiến họ có thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ công ty đối thủ. Khi đó, người thân, bạn bè và đối tác của công ty đối thủ sẽ chú ý đến các thành tựu được đăng tải và tò mò tìm kiếm sự khác biệt.

8.     Đối xử công bằng với khách hàng tiềm năng

Dù đã phân biệt khái niệm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng nhưng bạn  cần đề cao triết lý “khách hàng” là thượng đế. Bởi vậy, nhiệm vụ của bạn chỉ đơn giản là làm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Điều đó có nghĩa là nhân viên kinh doanh cần làm việc với tinh thần tôn trọng, luôn sẵn lòng có mặt khi khách hàng cần để họ luôn cảm thấy mình được tôn trọng và an toàn khi được “tháo gỡ” những khó khăn lúc cần.

9.     Tự đánh giá hiệu suất làm việc của bản thân

Điều bạn cần làm là xây dựng bảng tiêu chí đánh giá. Từ đó, bạn có thể phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những hạn chế trong quá trình làm việc. Đã quyết tâm theo đuổi kinh doanh thì bạn cần phải không ngừng rèn luyện, trau dồi kỹ thuật bán hàng, từ đó mới nhanh chóng đi tới thành công. Để hiểu thêm về khái niệm kỹ thuật bán hàng là gì, tham khảo thông tin được chia sẻ cụ thể Tại bài viết này.

10. Tổ chức hội thảo kinh doanh định kỳ

Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào chu trình bán hàng. Bởi vậy, việc tổ chức hội thảo kinh doanh định kỳ sẽ mở ra cơ hội cho các nhân viên kinh doanh tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư.

Với các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở  bài viết trên, hy vọng rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về 10 “chiêu thả thính” khách hàng tiềm năng cho nhân viên kinh doanh. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 1 THÁNG TRONG 2 PHÚT